TỪ A –Z NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRẺ SƠ SINH BỊ VIÊM DA

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị trầy xước cũng như viêm, nhiễm. Mẹ đã biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da và cách chữa trị kịp thời. Cùng chuyên gia ROSE BABY tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da
Là một bệnh lý về da, viêm da thường được biết đến với các triệu chứng như da bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ sơ sinh là bàn tay, mặt, cổ, khuỷu tay và lưng của đầu gối. Theo thống kê, tình trạng bị viêm da xuất hiện nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da

Hiện tượng viêm da (hay chàm) thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi

Da trẻ sơ sinh mỏng manh và nhạy cảm nên dễ có nguy cơ bị viêm da hơn người lớn. Ngoài nguyên nhân chủ quan này, trẻ sơ sinh bị viêm da còn có thể do các nguyên nhân sau:

Nhiễm khuẩn từ bên ngoài: Phần lớn khi da trẻ bị bí, đổ nhiều mồ hôi sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập khiến da vị viêm. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi khí hậu, khói bụi…cũng sẽ khiến làn da của trẻ bị mắc bệnh.
Do di truyền: Đây là yếu tố hàng đầu khiến trẻ mắc bệnh. Nếu bố hoặc mẹ đã từng bị viêm da thì khả năng bé mắc bệnh cao hơn.
Vệ sinh da bé không đúng cách: Da bé nếu không được dưỡng ẩm đầy đủ thì sẽ dễ bị khô, nứt nẻ, tổn thương. Khi đó, da bé có nguy cơ bị viêm nhiễm cao hơn bình thường.
Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm da thường được chia làm ba giai đoạn. Ở mỗi mức độ, cơ thể bé sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn đầu này, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng cụm. Phần da nổi mụn bị tấy đỏ, phù nề, ngứa nhiều.
Giai đoạn bán cấp: Sau một thời gian bị nổi mụn nước và chảy nước, các tổn thương trên da bé sẽ ít phù hơn, bề mặt da khô và ít ngứa hơn. Khi sờ vào da của bé, mẹ sẽ thấy rất khô, ráp và sần sùi.
Giai đoạn mãn tính: Đây là giai đoạn da trẻ bị viêm nặng. Các tổn thương trên da sẽ có vảy dày hơn và bắt đầu bong tróc kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm da
Ngay khi các dấu hiệu viêm da xuất hiện, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tốt nhất. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện những cách sau đây để giúp tình trạng viêm da của bé được cải thiện tốt hơn.

Giữ vệ sinh da: Tắm rửa hàng ngày và lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm.
Duy trì độ ẩm của da bé: Sau khi tắm rửa, mẹ nên bôi một lớp kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này giúp làm mềm da, khôi phục lớp bảo vệ da và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Để da của bé được thông thoáng: Không nên mặc quần áo quá chật, thiếu khí và tránh những chất liệu từ len, da. Đối với tã cho bé, ưu tiên tã có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt và khả năng thông thoáng. Tã sơ sinh ROSE BABY có chất liệu siêu mềm mại và thoáng khí từ trong ra ngoài. Hơn nữa, nhờ thiết kế 1000 phểu siêu thấm và các rãnh dọc, tã ROSE BABY nhanh chóng thấm và dàn đều chất lỏng, giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần, ngăn ngừa hăm tã hiệu quả. Chưa hết mẹ nhé, tã có hộc chống tràn 3 chiều độc quyền với vách chống tràn hai bên và hộc chống tràn sau ngăn chất thải tràn ra ngoài ngay cả khi bé nằm ngửa luôn mẹ nhé!

Trường hợp viêm da ở trẻ sơ sinh không tiến triển tốt trong vòng một tuần hay xuất hiện mụn mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Bình Luận Facebook
Đánh Giá Bài Viết